Tê Bì Vùng Cẳng Chân Sau Phẫu Thuật

    Tê bì vùng cẳng chân sau phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo bằng gân chân ngỗng

    Tạo hình dây chằng chéo trước, chéo sau hoặc các dây chằng khác của khớp gối có sử dụng mảnh ghép tự thân là gân bán gân và gân cơ thon là phẫu thuật rất phổ biến. Những phẫu thuật này về cơ bản là phẫu thuật chức năng vì vậy những phiền toái do phẫu thuật là những điều mà phẫu thuật viên phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Việc sử dụng mảnh ghép gân tự thân là gân bán gân và gân cơ thon về cơ bản có rất nhiều ưu điểm trong việc tạo hình dây chằng tuy nhiên cũng có những nhược điểm nhất định, trong đó tê bì, mất hoặc giảm cảm giác của vùng trước ngoài cẳng chân là một trong những phiền toái đó.

    Về giải phẫu, gâTê bì vùng cẳng chân sau phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo bằng gân chân ngỗngn bán gân và gân cơ thon nằm chung trong 1 cấu trúc bao và bám vào mặt trước trong của xương chầy, ngay dưới lồi củ xương chầy. Về cơ bản, các cấu trúc này không nằm gần các mạch máu và thần kinh lớn nên các nguy cơ gây tổn thương các cấu trúc mạch và thần kinh là ít xảy ra, mặc dù trong y văn có nêu lên, chủ yếu liên quan đến vấn đề kỹ thuật phẫu thuật. Đi rất gần với hai gân này là nhánh cảm giác của thần kinh hiển, nhánh này phân ra các nhánh cảm giác cho vùng trước trong và trước ngoài cẳng chân, trong đó có nhánh cảm giác dưới bánh chè (infrapatellar branch), nhánh này chi phối cảm giác cho vùng trước ngoài cẳng chân ngay dưới xương bánh chè cho đến 1/3 giữa. Việc lấy gân bán gân và gân cơ thon bắt buộc phẫu thuật viên phải thực hiện đường rạch da ở phía trước trong cẳng chân, gần với lồi củ trước xương chầy. Việc rạch da và phẫu tích để lấy gân là yếu tố có thể gây tổn thương nhánh cảm giác này. Bên cạnh đó, việc phẫu tích và lấy gân bằng dụng cụ (tendon stripper) có nguy cơ làm căng giãn nhánh cảm giác thần kinh hiển. Trong đó, việc rạch da và phẫu tích gân là yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương nhánh cảm giác.

    Mức độ tổn thương của nhánh cảm giác này cũng khác nhau: mức độ rộng của tổn thương, mức độ rối loạn cảm giác như tê bì, giảm cảm giác hay mất cảm giác, ….Sự khác nhau này chủ yếu  do nhánh cảm giác bị đứt hay bị căng giãn, sự giao thoa về vùng chi phối của các nhánh cảm giác khác lân cận.

    Tỷ lệ tổn thương cảm giác, theo báo cáo của 1 số tác giả nước ngoài có thể dao động từ 10% đến 70% tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Khả năng hồi phục của vùng tổn thương cảm giác có thể xảy ra, nhanh hay chậm tùy mức độ của tổn thương cảm giác nhưng thông thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1 thời gian do sự phục hồi của thần kinh hoặc sự phát triển của các nhánh cảm giác của các dây thần kinh có vùng giao thoa.

    TS Trần Trung Dũng

    About the Author Trị Quản

    Popular posts