Tàn phế vì thoái hóa khớp

    Theo thời gian, các khớp gối và khớp háng là một trong những bộ phận của cơ thể bị thoái hóa nghiêm trọng. Nhiều người bệnh có thể bị tàn phế vì căn bệnh này. Mặc dù là bệnh có thể điều trị bằng thuốc nhưng do không có tính cấp thiết đến tính mạng nên người bệnh thường trì hoãn điều trị hoặc không tuân thủ đầy đủ các chỉ định của thầy thuốc nên khi đến viện thường đã trong tình trạng bệnh nặng.

    Ân hận vì đã xem thường bệnh

    Mặc dù đã có những dấu hiệu đau mỏi khớp gối từ 2 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên bà Nguyễn Thị D, 56 tuổi( Lý Nhân- Hà Nam) mới quyết định đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để khám bệnh. Bà D cho biết, ban đầu bà chỉ cảm thấy hơi đau nhức khi thời tiết thay đổi, rồi đau tăng lên khi trời sang mùa lạnh, bà cứ nghĩ rằng đó là bệnh tất nhiên của tuổi già nên chỉ đi đến Trạm y tế xã lấy thuốc giảm đau thông thường. Theo lời những người hàng xóm mách bảo bà cũng đi cắt mấy thang thuốc nam và đã nhờ người mua mật động vật xoa bóp nhưng hầu như không có biến chuyển gì. Thời gian gần đây bà bị đau nhiều hơn, rất khó khăn khi vận động, làm khả năng lao động của bà bị suy giảm nghiêm trọng nên gia đình đưa bà lên Hà Nội khám bệnh. Các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân D đã bị thoái hóa khớp gối thể nặng, các bác sĩ cho biết việc chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân D sẽ ít mang lại kết quả mong muốn, có nhiều khả năng bà D sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.
    Nguy cơ bệnh không chỉ riêng ai

    Theo qui luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.

    Th.S Trần Trung Dũng, Khoa ngoại xương khớp Bệnh viện Đại học y Hà Nội cho biết, bệnh thoái hoá khớp háng và khớp gối là chứng bệnh hay gặp, càng cao tuổi thì bệnh lý càng diễn biến nặng, sau tuổi 40 – 50 người ta bắt đầu có biểu hiện của bệnh, nữ thường gấp 2 lần nam giới. Sụn khớp bị phá hủy gây nên những cơn đau buốt, hạn chế vận động và gây biến dạng khớp làm mất khả năng đi đứng bình thường của người bệnh. Trên phim X quang, có đến 50% dân số có hình ảnh thoái hóa xương – khớp nhưng chỉ một nửa trong số này là có triệu chứng lâm sàng ở khớp và đa số (75%) là ở khớp háng và khớp gối. Nguyên nhân gây nên thoái hoá khớp xương này là sự liên quan tổng hợp của nhiều nguyên nhân như tuổi thọ cao, béo phì, sự lão hoá các bộ phận, nghề nghiệp,…. Chụp phim với tư thế đứng trên 1 chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng, vẹo vào trong, gây đau đớn khi đi lại; sụn hư hoàn toàn gây tàn phế không đi đứng được hoặc gãy xương do đi không vững bị té ngã.

    Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào sự quan tâm của người bệnh

    Th.S Dũng cho hay, điều trị cho các bệnh nhân thoái hóa khớp bắt đầu bằng việc giảm thể trọng (đối với những bệnh nhân béo phì), tăng cường hoạt động, dùng dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ, dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Nếu sau 6 tháng dùng thuốc không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp khác. Hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoạt mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương kích thích tạo sụn mới; Ghép xương sụn tự thân qua nội soi;  Đục xương sửa trục khớp gối cho thẳng trở lại. Biện pháp cuối cùng khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở y tế đã thực hiện thành công các phẫu thuật như nội soi làm sạch khớp, bơm chất nhầy, ghép sụn xương tự thân, thay khớp toàn phần…

    Do đây là bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng mà ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên chưa được người bệnh quan tâm đúng mức, đặc biệt là người lao động chân tay như làm nông nghiệp. Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn thì hiệu quả không được như mong muốn. Chính vì vậy

    Hà Anh( Theo CAND)

    About the Author Bác sỹ Trần Trung Dung

    Popular posts